Khi xuất hiện tình trạng nhìn thấy những chấm đen di động, trôi nổi trước mắt (nhìn thấy các đốm và những đường nhỏ) đột ngột tăng lên và nhìn thấy các đốm lóe sáng bất thình lình, đó có thể là dấu hiệu của chứng bong võng mạc — một tình trạng nghiêm trọng cần có sự can thiệp y khoa ngay lập tức.
RFI – Thảm họa rớt may bay Germanwings: phi công phụ mắc chứng bong võng mạc. Xem thêm …
Bong võng mạc là gì?
Bong võng mạc là khi võng mạc bị bong rồi ra khỏi thành nhãn cầu. Nếu không điều trị sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hay mất thị lực toàn phần.
Nguyên nhân gây ra bong võng mạc?
Bong võng mạc thường do những vết rách phát triển trong võng mạc (Tìm hiểu thêm thông tin về rách võng mạc). Dịch sẽ chảy vào những lỗ rách này và làm tách rời võng mạc khỏi thành nhãn cầu.
Làm thế nào tôi biết được tôi bị bong võng mạc?
Những người lớn tuổi và ở độ tuổi trung niên có thể thấy những chấm đen di động trước mắt và chói sáng. Vì bong võng mạc không gây đau đớn nên sẽ khó nhận biết cho tới khi một phần lớn võng mạc bị bong ra. Trong những trường hợp này, bệnh nhân sẽ thấy thị lực mờ đi. Trong trường hợp nặng hơn, thị lực trung tâm sẽ mờ hẳn và mất thị lực đáng kể
Một vài trường hợp bong võng mạc có thể gây mất thị lực đột ngột và hoàn toàn ở một bên mắt.
Nguyên nhân nào làm cho tôi có nguy cơ bị bong võng mạc?
Cận thị làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc, vì cận thị có khả năng làm mỏng võng mạc và đó cũng chính là nguyên nhân gây tăng các lỗ thủng và các vết rách võng mạc. Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể (cườm mắt), di truyền cũng có thể là một trong những nguy cơ. Ngoài ra các bệnh lý khác ở mắt như khối u, viêm nhiễm nghiêm trọng hay do biến chứng từ bệnh tiểu đường cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc.
Tôi có thể phòng ngừa chứng bong võng mạc như thế nào?
Nếu bạn có bất cứ các yếu tố nào như trên, thì bạn nên tránh các hoạt động mạnh hay tránh tạo áp lực lên đầu hay lên mắt. Khám mắt thường xuyên theo định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Và việc điều trị kip thời giúp ngăn ngừa vết rách lan rộng, nguyên nhân của bong võng mạc toàn phần.
Các phương pháp điều trị bệnh bong võng mạc?
SNEC cung cấp các phương pháp điều trị chứng bong võng mạc như sau:
• Quang đông tia laser, sử dụng tia laser để làm liền các vết rách võng mạc đối với bệnh ở giai đoạn đầu.
• Lạnh đông hay điện đông: một phương pháp điều trị gồm việc làm đông củng mạc ở phía sau vết rách võng mạc. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kết hợp với phẫu thuật thắt củng mạc;
• Phẫu thuật thắt củng mạc. Phương pháp này để hỗ trợ võng mạc bị vỡ bằng cách dùng dây silicon quấn vòng ngoài thành mắt.
• Cắt dịch kính. Phương pháp được chỉ định cho các trường hợp bong võng mạc phức tạp. Cắt dịch kính bao gồm loại bỏ pha lê dịch (một chất keo nằm trong hốc mắt), sau đó bơm đầy một chất khí hoặc dung dịch nhân tạo vào trong mắt.
Hơn 90% các ca bong võng mạc có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật tiên tiến. Tuy nhiên, đôi khi, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật nhiều lần.
Thị lực sẽ hồi phục trong vòng 6 tháng nếu ca phẫu thuật thành công.
Vui lòng tìm hiểu các đường liên kết có liên quan:
Khoa Dịch kính – Võng mạc
Kết quả điều trị Dịch kính – Võng mạc
Đội ngũ bác sĩ khoa dịch kính – võng mạc
Tôi muốn khám mắt/ lịch hẹn
Mắt hoạt động như thế nào
Phản hồi
Tìm hiểu thêm các bệnh lý ở mắt và phương pháp điều trị
Rách võng mạc
Đục dịch kính & chớp sáng
Cận thị
Cườm mắt (Bệnh đục thủy tinh thể)