post

Ấn Độ sẽ cho mỗi hộ gia đình một tài khoản ngân hàng

xoa-doi-giam-ngheoAnjana Parischa (VOA) 28.08.2014

Ấn Độ đã phát động một dự án lớn dành một tài khoản ngân hàng cho mỗi hộ gia đình trong nước. Cố gắng hội nhập tài chính đầy tham vọng này nhắm mục đích thu hút hàng triệu gia đình vào một nền kinh tế hiện đại và giảm thiểu sự lệ thuộc của họ vào những người chuyên cho vay tiền.

Vài giờ trước khi Thủ tướng Narendra Modi chính thức phát động Dự án Tài sản Nhân dân, còn gọi là Dự án ‘Jan Dhan’ ở New Delhi, các ngân hàng đã đăng ký tài khoản mới cho khoảng 15 triệu người ở hàng ngàn trạm tổ chức khắp thủ đô.

Ông Modi gọi đó là một cuộc vận động chống lại “sự bất khả xâm phạm tài chính.”

Ông Modi nêu thắc mắc làm thế nào Ấn Độ có thể thắng trong cuộc chiến chống nghèo khó nếu 40% người dân trong nước vẫn bị tách khỏi những dịch vụ ngân hàng. Ông nói ông phải thoát ra khỏi tình trạng “bất khả xâm phạm tài chính” bằng cách hoà nhập tất cả những người Ấn Độ vào hệ thống kinh tế.

Thủ tướng Modi nói điều trớ trêu là một người nghèo trả các mức lãi suất cao để mượn tiền của những người cho vay trong khi người giàu có thể mượn tiền với lãi suất thấp hơn của ngân hàng.

Theo chương trình này, mỗi người chủ tài khoản mới được cấp một thẻ rút tiền, được mức bồi thường bảo hiểm tai nạn 1.600 đôla và được phép rút khoản tiền quá mức là 80 đôla.

Chương trình khai phá này nhằm đem lại các dịch vụ tài chính đến với 70 triệu hộ gia đình, không có tài khoản ở ngân hàng trước tháng Giêng năm tới.

Bộ trưởng Thương mại Nirmala Sitharaman nói sự kiện này sẽ làm thay đổi hẳn đời sống của nhiều người.

“Tôi chắc chắn rằng Dự án JanDhan Yojana sẽ tác động đến đời sống của tất cả mọi người một cách xây dựng và toàn diện.”

Có nhiều lý do vì sao nhiều người Ấn Độ vẫn ở bên ngoài hệ thống ngân hàng. Nhiều người nghèo không có khả năng trả 16 đôla mà phần lớn các ngân hàng đòi hỏi là khoản ký thác tối thiểu. Hàng triệu người di trú đến các khu vực thành thị không có giấy tờ chứng minh cần thiết để mở tài khoản. Nhiều vạt lớn ở vùng nông thôn không có dịch vụ ngân hàng.

Các ngân hàng hứa sẽ giải quyết vấn đề bằng cách đặt chi nhánh ở các vùng nông thôn và giảm thiểu việc nhất mực đòi giấy tờ chính thức cần thiết để mở một tài khoản mới.

Các kinh tế gia nói việc hội nhập tài chính là điều quan trọng cho việc biến Ấn Độ thành một nền kinh tế hiện đại. Nó có thể bảo đảmg rằng nhiều khoản tiết kiệm của các hộ gia đình hơn sẽ đi vào hệ thống tài chính chính thức – vào lúc này thì khoản 1/3 số tiền tiết kiệm tuôn vào các cây vàng hay nữ trang bằng vàn, nhất là tại các khu nông thôn với dịch vụ ngân hàng yếu kém.

Điều quan trọng hơn là nó có thể giảm thiểu sự lệ thuộc của các hộ gia đình nghèo khó vào giới cho vay tiền đề nghị cho vay với lãi suất cắt cổ.

Cuộc vận động hội nhập tài chính này không phải là điều mới mẻ. Các chính phủ trước đây đã thử làm, nhưng không đạt được mấy tiến bộ. Vẫn còn phải chờ xem cuộc vận động mới nhất này sẽ đi đến đâu.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Bình đẳng ở New Delhi, ông Harsh Mander nói tình trạng thiếu ngân hàng ở các vùng nông thôn đã là một vật cản lớn và có thể đề ra một trở ngại.

“Các ngân hàng thường nhận thấy đây là một gánh nặng và là một việc khó thực hiện về mặt tài chính, vì thế họ tiến hành một cách rất miễn cưỡng, họ bắt mọi người đến nhiều lần. Sự hội nhập tài chính 100% phải là một mục tiêu chúng ta đề ra, nhưng trước hết ta cần phải thiết lập một cơ sở hạ tầng bảo đảm là có một cơ sở tài chính trong vòng 3 kilomet cách mọi khu cư trú trước khi trở thành một khái niệm khả thi.”

Loan báo chương trình hội nhập tài chính trong bài phát biểu nhân ngày lễ Độc lập cách đây 2 tuần, Thủ tướng Modi đã xác định đó là một mục tiêu quan trọng của chính phủ ông.

Các quan sát viên nói việc thực thi chương trình có thể trắc nghiệm thanh danh của ông trong tư cách một người có thể đem lại những thành quả.