post

CHÚA TÀU KIM QUY Kỳ 08/17 (HỒ BIỂU CHÁNH)

CHÚA TÀU KIM QUY Kỳ 08/17 (HỒ BIỂU CHÁNH) do Nam Anh, Trần Anh, Thố Ty và Hải Đước diễn đọc Official Website of Nam Anh – Trang Nhà của Nam Anh http://www.hbcwdc.com/ Phát thanh trên http://vietwdcradio.com/

post

Chúa Tàu Kim Quy kỳ 07/17

Đọc Truyện “CHÚA TÀU KIM QUY” Kỳ 07/17 (HỒ BIỂU CHÁNH) do Nam Anh và Trần Anh diễn đọc – http://hbcwdc.com

Phát thanh vietWDCRadio.com

post

Nghe Đọc Truyện “Sống Thác Với Tình” (Hồ Biểu Chánh)

Qua sự diễn đọc của Hải Đước, Trần Anh và Nam Anh.  hbc-song-thac-voi-tinh

10 – TRỞ VỀ.

Thu Thủy hay cô Lê viết thơ biểu Xuân Sơn phải trở về cho mau, thì hy vọng tái hiệp phưởng phức trong trí. Chừng nghe ông Hai cường đi chợ về nói quan Quận chịu lãnh gởi giùm thơ đi liền và có trễ lắm là một tuần lễ sẽ vô tới Sài Gòn thì trong bụng có hơi vui vui. [Read more…]

post

Nghe Đọc Truyện “Tơ Hồng Vương Vấn”

hbc-thvv-hoa-anh-dao-dc

Qua sự diễn đọc của Thố Ty, Trần Anh, Hải Đước, Hải Triều và Nam Anh.

Cảm hứng lạc quan, nhân bản ấy cũng phảng phất trong Tơ hồng vương vấn tập II. Cúc Hương đã gặp Vĩnh Xuân ngay trong kiếp này chứ không đợi đến kiếp sau, trong lúc hai người đều còn trẻ trung. Hai người găp lại nhau không phải trong cái chợ Mạch Ma “Âm khí năng nề”, mà ngay trong chợ nhân gian mang hơi thở ấm nóng của con người. Tôi cho đó là ý vị triết lý của tác phẩm, độc giả đã làm quen với Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, với những chuyện kinh dị của Hoffman, Edgar Poe, với tính chất huyền thoại trong truyện Kafka, tiểu thuyết hiện đại Mỹ La Tinh.v.v hẳn cũng có thể thông cảm với yếu tố hiện thực huyền ảo thô sơ trong tiểu thuyết Tơ hồng vương vấn tập II của Hồ Biểu Chánh…”

Hoài Anh
(Trích luận văn nghiên cứu về ‘Tiểu thuyết Hổ Biểu Chánh”)

[Read more…]

post

Nghe Đọc Truyện “Thiệt Giả Giả Thiệt” (Hồ Biểu Chánh)

Do Hải Đước, Trần Anh và Nam Anh diễn đọc. hbc-thiet-gia-gia-thiet

Vai chánh: Cô Phùng Xuân.

Trích đoạn kết:

“Con người không tu tâm luyện tánh thì tự nhiên hay cảm nhiễm những mùi trần: thấy sắc đẹp thì mê, nghe tiếng nói dịu ngọt cũng mê, hửi mùi thơm cũng mê, ăn món ngon cũng mê. Muốn tránh khỏi các sự mê ấy, thì cần phải luyện lục căn[1] cho nhiều. Hễ lục căn mình giữ được chơn chánh, thì lục trần[2] mới không nhiễm nổi.”

– lục căn (từ ngữ Phật giáo) : Sự giao tiếp giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) và lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) phát sinh lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức). Phật giáo gọi chung lục căn, lục trần và lục thức là 18 giới hay nói rõ hơn là 18 cảnh giới.

[Read more…]