post

UNESCO công nhận thêm 27 di sản thế giới

Du khách tại lối vào Alamo, nơi được nhiều người đến tham quan nhất trong tiểu bang, ở San Antonio, Texas, 2/3/2015

Du khách tại lối vào Alamo, nơi được nhiều người đến tham quan nhất trong tiểu bang, ở San Antonio, Texas, 2/3/2015

VOA – Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã bổ sung thêm 27 địa danh vào danh sách di sản thế giới năm 2015, bao gồm cơ sở Alamo ở thành phố San Antonio, tiểu bang Texas của Mỹ.

Ủy ban của UNESCO trao danh hiệu cao quý này để công nhận tầm quan trọng của những địa danh này đối với toàn cầu và giúp đỡ trong việc bảo tồn.

Alamo là một trong năm cơ sở ở San Antonio được đưa vào danh sách. Những cơ sở này được những dòng tu Công giáo thành lập vào thế kỷ thứ 18 để truyền bá Kitô giáo cho người dân địa phương.

Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Sally Jewell hoan nghênh quyết định này. Bà cho biết những cơ sở này “hòa quyện văn hóa Tây Ban Nha và những văn hóa bản địa vốn là một phần trọng yếu trong di sản nước Mỹ.”

Những cơ sở này được ghi tên vào một danh sách gồm hơn 1000 địa điểm tại hơn 160 nước, bao gồm những địa điểm văn hóa và thiên nhiên có tầm quan trọng phổ quát từ Hẻm núi Grand Canyon ở bang Arizona, Đền Taj Mahal ở Ấn Độ, Rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia và Đá Stonehenge ở Anh.

http://www.voatiengviet.com/

UNESCO designates the Alamo ‘World Heritage’ site

o O o

Ghi nhận thêm về Alamo yheo http://www.nguoi-viet.com/.
Alamo đầu tiên là tên một nhà thờ, một trung tâm truyền giáo Dòng Franciscan, rồi một thành trì, một pháo đài, thuộc Antonio, Texas, thuộc lãnh thổ Mexico.

alamo-rememberTrận đánh Alamo tại San Antonio, Texas, từ 23 tháng 2, 1836, trong đó 2,500 quân của Tướng Mễ Tây Cơ Santa Anna giết trọn 188 người Texans phòng thủ Alamo.

Ðám người Mỹ thua ở Alamo, đã để lại một thành ngữ “Remember the Alamo!” (“Đừng Quên Alamo”) cho người Hoa Kỳ, và nhất là cho quân Mỹ trong chiến tranh Mỹ-Mễ (1846-1848) trong đó Mễ thua, phải nhường cho Mỹ: Texas, California, Nevada, Utah, và phần lớn Arizona, Colorado, New Mexico và Wyoming.

Tranh vẽ của S. Nisenson và A. Parker; tài liệu của Hồ Tùng Nghiệp.

Năm 1836 một nhóm người Mỹ tại đây, phần nòng cốt là những tay khai hoang lập ấp, nổi dậy đòi cho Texas độc lập. Mexico phản ứng bằng cách cử Tướng Santa Anna đem 8,000 quân Mễ vào Texas để dẹp họ.

Như thế, Alamo trở thành một chiến địa, một chiến lũy.

Nhóm nổi dậy ở Alamo cầm đầu bởi Trung Tá William Travis, hỗ trợ bởi David Crockett và James Bowie, và tất cả 156 tay trại chủ, dân phiêu lưu mạo hiểm vượt biên giới rất cừ khôi tại đó. Họ chiếm giữ trung tâm truyền giáo của dòng Franciscan mà xung quanh bao bọc bởi những cây bông, do đó có tên Alamo, và biến ngôi nhà thờ truyền giáo thành một pháo đài.

Vào ngày 23 tháng 2, 1836, quân Mễ bao vây thành. Một tuần lễ sau, dân trong thành được tăng cường thêm 32 người, tổng cộng là 188 người. Vào rạng đông ngày Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2500 tay súng Mễ từ 4 phía bắn vào trong thành, quyết tràn vào làm cỏ quân nổi dậy. Họ gặp phải sức kháng cự quyết liệt. Các tay súng Texans cho biết thà chết chứ không hàng. Vòng đầu tiên bị phá vỡ, những tay súng ngoài cùng chết tại chỗ. Cứ như thế quân Mễ tiến vào, và khi trong thành hết đạn, những hiệp sĩ biên cương đánh nhau bằng tay không. Cuối cùng những người bị quân Mễ bắt sống bị xử tử ngay tại chỗ. Nghĩa là tất cả 188 người hy sinh, đổi lại, quân Mễ thiệt hại gấp bốn lần.

Cuối cùng, Texas độc lập với Mễ Tây Cơ, ngày 2 tháng 3, 1836. Câu thành ngữ cũng còn có thể có nghĩa chung là chống quân Mễ, hay người Mễ. Nhưng lịch sử Alamo cũng có một trớ trêu: Travis và đồng đội ở Alamo đã chết mà không biết rằng một ngày trước đó, [chính quyền ở] Texas đã tuyên bố độc lập, tách rời khỏi Mexico!

Một trong những anh hùng của Alamo là Davy Crockett, một người lập ấp cắm trại và là một lãnh tụ chính trị, đã chết bởi tay quân Mễ ở Alamo. Ông sinh quán ở Tennessee, từng phục vụ trong Quốc Hội. “Dấu ấn” của ông là chiếc mũ da gấu mèo Mỹ (raccoon – coonskin cap. Ông từng phục vụ dưới quyền tướng và Tổng Thống Andrew Jackson, nhưng khi được bầu vào Quốc Hội, ông đối nghịch lại Jackson. Jackson là tổng thống đầu tiên của Ðảng Dân Chủ.

o O o