Tuấn Thảo RFI
Chỉ cần nghe những nốt nhạc đầu trỗi lên, bất cứ ai cũng có thể nhận ra ngay nhạc phẩm Stand By Me của thần tượng nhạc soul quá cố Ben E. King. Nổi danh từ cuối những năm 1950, khi ông còn là thành viên của ban nhạc The Drifters, Ben E. King trong vòng nửa thế kỷ đã có hơn cả chục bài hát đứng nhất nhì bảng xếp hạng thị trường Bắc Mỹ, nhưng không có bài nào ngang tầm ‘’kinh điển’’ của bài Stand By Me.
Chỉ cần nghe những nốt nhạc đầu trỗi lên, bất cứ ai cũng có thể nhận ra ngay nhạc phẩm Stand By Me của thần tượng nhạc soul quá cố Ben E. King. Nổi danh từ cuối những năm 1950, khi ông còn là thành viên của ban nhạc The Drifters, Ben E. King trong vòng nửa thế kỷ đã có hơn cả chục bài hát đứng nhất nhì bảng xếp hạng thị trường Bắc Mỹ, nhưng không có bài nào ngang tầm ‘’kinh điển’’ của bài Stand By Me.
Qua đời trong tuần này tại bang New Jersey ở tuổi 76, ca sĩ kiêm tác giả Ben E. King vào nghề ca hát chuyên nghiệp năm ông tròn 20 tuổi. Những năm 1950 là thời kỳ huy hoàng của phong trào doo wop, chuyên kết hợp dòng nhạc phúc âm (gospel) với rhythm and blues. Các nhóm xuất thân từ phong trào này thường mang tên của các loài chim (bird groups) như họa mi, sơn ca, vành khuyên, hồng tước …. nhưng điểm nổi bật nhất là các nhóm chuyên sử dụng hợp ca đa âm, giọng ca chính (leading vocal) thường được hỗ trợ bởi các giọng ca tenor (nam cao, baryton (nam trung) và bass (nam trầm). Lối hát bè càng làm cho giai điệu rắn khung sắc nét mà vẫn thướt tha mượt mà.
Trong bước đầu sự nghiệp, Ben E. King vẫn giữ nguyên tên thật là Benjamin Earl Nelson khi chính thức đi hát từ năm 1958 với ban nhạc Five Crowns (Năm Vương Miện). Nhóm này sau đó được nhà sản xuất George McKinley Treadwell tuyển lựa để thay thế cho các thành viên của nhóm The Drifters. Từ đầu năm 1959, ban nhạc The Drifters liên tục thành công với một loạt ca khúc ăn khách như There Goes My Baby, This Magic Moment, Save the Last Dance for Me ….
Theo bộ phim tài liệu mang tựa đề Lịch sử của dòng nhạc Rock ‘n’ Roll (History of Rock ‘n’ Roll), Ben E. King ban đầu viết bài Stand By Me cho nhóm The Drifters, chứ ông không có ý định ghi âm riêng. Thế nhưng, những bất đồng về mặt tài chính với nhà sản xuất George McKinley Treadwell, buộc nam ca sĩ phải tách ra khỏi nhóm. Khi bắt đầu đi hát solo, ông mới lấy nghệ danh là Ben E. King, chữ King (có nghĩa là Vua) để nhớ lại cái thời ông là thành viên của nhóm Năm Vương Miện (Five Crowns).
Bản nhạc Stand By Me được phóng tác từ bài ca theo truyền thống phúc âm Lord Stand By Me do mục sư Charles Albert Tindley hoàn chỉnh vào năm 1905.
Ben E. King mượn lại hai câu đầu tiên để soạn thành điệp khúc, nhưng ông loay hoay mãi mà vẫn chưa tìm ra được giai điệu nhập đề. Bài hát Stand By Me trở nên hoàn chỉnh nhờ vào sự giúp đỡ của hai tác giả Mike Stoller và Jerry Leiber.
Theo lời kể của Mike Stoller, hơn một nửa ca khúc là do chính Ben E. King sáng tác, phần còn lại là do sự hợp tác giữa ba tác giả. Nhờ được nuôi dưỡng bằng dòng nhạc phúc âm cho nên ông khá vững về nhạc lý, từ nền tảng đó, ông biết cách chọn giai điệu nào để phát huy thành điểm nhấn. Nhờ vào sự cộng tác của hai người bạn đồng nghiệp Mike Stoller và Jerry Leiber, Ben E. King lược bỏ những chi tiết rườm rà và nhất là ông tìm ra được một lối mở đầu hết sức đơn giản nhưng cực kỳ ăn tiền. Nói cách khác, ông sáng tác tối thiểu mà vẫn hiệu quả tối đa.
Lối sáng tác ấy được thu gọn trong hai trường canh, dùng tiếng bass làm khung, lặp đi lặp lại cùng một mô típ, thuật ngữ chuyên ngành gọi đó là ostinato, bộ trống không cần gõ mà cũng chẳng nện, mà lại thướt tha chà lướt. Cả ba tác giả dùng cách chuyển đổi những chùm hợp âm đơn giản ở cung la trưởng, liền kết các nốt nhạc thành một chuỗi giai điệu tuôn chảy tự nhiên. Về nội dung ý tứ, ca từ trong bài hát chuyển ý từ đạo (tôn giáo) sang đời (thế tục). Nguyên tác phúc âm ngợi ca niềm tin nơi Đức Chúa Trời, còn bản phóng tác thì lại nói lên sức mạnh của tình yêu tuyệt đối : cho dù vật đổi sao dời, trong tim vẫn chỉ một lời, biển cạn núi mòn vẫn đợi, bên nhau yêu mãi trọn đời.
Được phát hành vào năm 1961, rồi tái bản vào năm 1986 do là ca khúc chủ đề của bộ phim cùng tên (của đạo diễn Rob Rainer), nhạc phẩm Stand By Me đều giành lấy ngôi vị quán quân trên thị trường quốc tế đĩa nhạc (trong hạng mục RnB). Theo bình chọn của tạp chí chuyên ngành Rolling Stone, ca khúc Stand By Me đứng hạng 122 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. Còn hiệp hội các tác giả Hoa Kỳ xếp bài này ở hạng thứ 25 trong số 100 ca khúc hàng đầu của thế kỷ XX. Cách đây ba năm, Ben E. King được đưa vào đài danh vọng với tư cách của một tác giả. Gần đây hơn nữa, bài hát Stand By Me của ông được Thư viện Quốc hội Mỹ công nhận như một tác phẩm văn hóa nghệ thuật đầy giá trị.
Nhờ vào giai điệu đơn giản mà sâu lắng nhẹ nhàng, Stand By Me thoát khỏi lối sáng tác hơi rườm rà kiểu cách (thậm chí hoa lá cành) của các nhóm chuyên hát bè (doo wop) của những năm 1950, lối biểu diễn đầy chất soul của Ben E. King biết tiết chế cách rung giọng (vibrato), dồn nén mà vẫn biểu cảm, nghẹn ngào mà không ủy mị. Có lẽ cũng vì thế mà cho tới nay đã có hơn 400 phiên bản cover, trong đó có các bài ghi âm lại của nhiều tên tuổi lớn như Otis Redding, John Lennon, Seal, Tracy Chapman …. nhưng hầu hết các phiên bản sau cùng lắm chỉ ngang tầm chứ không thể nào mà vượt trội. Ngay cả chính tác giả Ben E.King, cho dù trong gần 50 năm sự nghiệp, ông đã có hơn 10 bài hát lọt vào Top Ten thị trường Bắc Mỹ nhất là trong giai đọan sáng tác dồi dào và sung túc nhất (từ năm 1960 đến năm 1987), nhưng tất cả các bài hát ăn khách của ông vẫn không thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của ca khúc “Stand By Me.”
Giới chuyên gia âm nhạc đã lấy tên của bài Stand By Me để đặt cho cách dùng chuỗi hợp âm trong cùng một cung trưởng, thu gọn trong hai trường canh (the “Stand by Me” changes hay là the 50s progression). Dĩ nhiên là trước đó cách liên kết này đã từng manh nha trong một số bài hát như bài La Mer (của Charles Trenet), Blue Moon (phiên bản của Billy Eckstine), Smoke Gets in Your Eyes (của nhóm The Platters), nhưng Ben E. King cùng với Mike Stoller và Jerry Leiber là nhóm tác giả đầu tiên đúc kết, hoàn chỉnh lối sáng tác này.
Rất nhiều ca khúc ăn khách của thập niên 1960 đều khai thác cùng một bí quyết sau đó : Let’s Twist Again của Chubby Checker, Diana của Paul Anka, Retiens la nuit của Johnny Hallyday, Tous les garçons et les filles của Françoise Hardy, La plus belle pour aller danser của Sylvie Vartan …. Những chùm hợp âm liên tục hoán chuyển, các nốt nhạc lần lượt kết nối thành một chuỗi giai điệu tuôn chảy gắn liền. Trong dòng tiết tấu liền mạch tự nhiên, phần điệp khúc lặp đi lặp lại ba chữ Stand By Me tựa như một câu thần chú thôi miên, nâng ca khúc của Ben E. King lên hàng kinh điển.
Theo http://vi.rfi.fr/
Ghi thêm:
kinh điển: Là những tác phẩm đã được thời gian thử thách và luôn có giá trị trong đời sống của các thời đại
en. classic/classical: serving as a standard of excellence : of recognized value <classic literary works>
“Stand by me”: hãy tin tôi đi
Stand by me – Gần bên em – Noo Phước Thịnh, OST Boys over Flowers, SHINee
Lyrics: Gần bên anh Lời Việt: Bảo Thạch
Stand by me, bao ngày qua bên anh, là ánh nắng mang nụ cười trong mắt em. Stand by me, bên cạnh giấc mơ này, là hơi ấm khi con tim được yêu em.
www.youtube.com/watch?v=h3RSsVCdJRk
Stand by me (bài dịch Đứng bên anh)
Nothing’s Impossible,
Nothing’s Unreachable,
Đứng bên anh
Không có gì là không thể với tới
http://www.vina7.com/2010/04/loi-dich-bai-hat-stand-by-me-shayne.html
Stand by Me, ou Compte sur moi au Québec, est une comédie dramatique américaine réalisée par Rob Reiner sur le scénario de Raynold Gideon et Bruce A. Evans d’après la nouvelle Le Corps, publiée dans le livre Différentes Saisons1 de Stephen King, mettant en scène Wil Wheaton, River Phoenix, Corey Feldman, Jerry O’Connell, Kiefer Sutherland. Produit et distribué par Columbia Pictures, ce film est sorti le aux États-Unis.
http://fr.wikipedia.org/wiki/Stand_by_Me_chanson_de_Ben_E._King
- Dalida a enregistré une version française, Tu croiras, en 1963.
- Johnny Hallyday a enregistré une version en français, Reste ici en 1983, dans l’album Entre violence et violon.
- Prince Royce a fait une reprise en bachata en 2010, en partie en espagnol, qui est devenu un tube du genre.
- Adriano Celentano en a fait une version en italien en 1963, sous le titre Pregherò.
- Claude Michel – sous le nom Je m’ennuie de toi en 1976.